Các phiên bản của hệ điều hành linux tốt nhất hiện nay

Sau đây là một số hệ điều hành đẹp mắt của Linux mà chúng ta có thể tham khảo

Lý do mà phần lớn người dùng chuyển sang hệ điều hành Linux là bởi họ đã quá ngán ngẩm với hệ thống bảo mật lỏng lẻo của Window và một macOS quá nhiều giới hạn. Một phần mềm mã nguồn mở vô tận đang dần xâm nhập vào mọi ngóc ngách của thế giới công nghệ, từ điện thoại Android cho tới Google Chromebooks.

Những phiên bản Linux tốt nhất được thiết kế riêng biệt để phục vụ từng nhu cầu cụ thể của người dùng. Ví dụ Ubuntu rất dễ sử dụng, vì nó là phiên bản dành cho người mới. Trong khi đó, Arch Linux lại hấp dẫn người dùng có kinh nghiệm khi tận dụng được lợi thế của Terminal (thiết bị đầu cuối) để nhập lệnh trong thực hiện các tác vụ như cài đặt ứng dụng. Điểm qua các phiên bản của hệ điều hành linux tốt nhất sau đây để chọn lựa phiên bản tốt nhất cho bạn.

  1. Elementary OS – hệ điều hành linux đẹp nhất  

Có lẽ là phiên bản có giao diện đẹp nhất trên thế giới.

Ưu điểm:

Giao diện đẹp, thiết kế khoa học

Môi trường desktop hoàn hảo

Nhược điểm:

– Không có nhiều ứng dụng được cài đặt sẵn

Nếu bạn đang tìm kiếm một phiên bản giúp tránh càng xa càng tốt khỏi nguy cơ thiệt hại từ những cuộc tấn công trưc diện vào giao diện đầu cuối thì Elementary là hệ điều hành bạn cần. Đây có lẽ là phiên bản hấp dẫn nhất với phong cách gàn giống với macOS. Môi trường desktop tuyệt vời của hệ điều hành này được gọi là Pantheon và dựa trên Gnome.

Phiên bản mới nhất của Elementary OS được gọi là Loki, so với người tiền nhiệm Freya thì có phần đẹp hơn, và có cài đặt ứng dụng UI riêng gọi là AppCenter. Đây là cách khá đơn giản để cài đặt các ứng dụng bên ngoài terminal, rất tiện dụng khi không có nhiều cài đặt sẵn trên phiên bản này.

Elementary OS cũng bao gồm trình duyệt Epiphany, ứng dụng email Geary và một số app ‘công cụ’ cơ bản. Bạn có thể sẽ phải thêm các chương trình khác vào, tuy nhiên, điều này cũng không có gì khó khi sử dụng AppCenter tích hợp, trong đó có các chương trình trả tiền được thiết kế riêng cho hệ điều hành như Quilter cho trình viết bài hoặc Spice-Up cho soạn thảo preasentations. Sự bất tiện của việc mua hay tải các app bên ngoài được cân đối lại nhờ Elegance của Elementary OS.

  1. Linux Mint – Lựa chọn mạnh dạn cho những ai mới dùng Linux  

Ưu điểm:

Lý tưởng cho những ai chuyển sang dùng Linux từ Windows/Mac

Hỗ trợ phương tiện media mặc định

Số lượng các option tùy chỉnh ấn tượng

Linux Mint là phiên bản “mặc định” tuyệt vời cho ngưỡng người mới dùng Linux, bởi nó có kèm theo rất nhiều các phần mềm mà bạn cần khi chuyển từ Mac Hay Window sang. Có thể kể đến LibreOffice, bộ phần mềm ưa thích của người dùng Linux. Hệ điều hành này cũng cung cấp các hỗ trợ cho các định dạng media thuộc sở hữu riêng, cho phép bạn mở video, DVDs, và file nhạc MP3 mặc định.

Bạn có thể tải 4 gói chính dành cho người mới bắt của Mint 18.3 với các môi trường desktop riêng biệt khác nhau. Lớp trên cùng của giao diện cho phép bạn thay đổi các yếu tố như giao diện windows và menu. Cinamon là lựa chọn phổ biến nhất hiện nay, nhưng bạn cũng có thể chọn các gói cơ bản hơn như MATE hoặc Xfce.

Linux Mint 18.3 cũng có phiên bản KDE sử dụng môi trường desktop Plasma. Phiên bản mới đây nhất có kèm theo Software Manager được cải tiến với ‘các ứng dụng nổi bật’ như Spotify, Skype và WhatsApp.

Tất cả các môi trường desktop này đều cung cấp các option tùy chỉnh tương đối tốt nên bạn có thể thoải mái tải xuống 1 vài tùy chọn và khởi động dưới dạng Live CD để xem cái nào hoạt dộng tốt nhất.

  1. Arch Linux – hoặc Antergos là một phiên bản Linux thuần túy 

Ưu điểm:

Tiềm năng tùy chỉnh cực lớn

Antergos đại diện cho một spin thân thiện với người dùng hơn

Nhược điểm:

– Arch Linux không dành cho ngững ai yếu tim

Nếu bạn sẵn sàng thử một phiên bản ít thân thiện hơn 1 chút, Arch Linux 1 một lựa chọn điển hình. Arch cho phép bạn tùy chỉnh việc build bằng cách sử dụng terminal và cài đặt các packages. Điều này rất thuận tiện cho các developer hoặc những ai đang sử dụng  máy tính cũ không muốn các package không cần thiets chiems dung lượng.

Tất nhiên, đây là cách mà tất cả các các phiên bản của Linux được set up, nhưng giờ đây đã có thêm những lựa chọn thân thiện với người dùng hơn. Trong đó có một phiên bản của Arch Linux là Antergos. Antergos mang đến nhiều driver hơn, nhiều ứng dụng hơn và rất nhiều môi trường desktop cho phép bạn có thể thay đổi giao diện của hệ thống. Mục tiêu của phiên bản này là giúp bạn có thể nắm bắt và sử dụng được những điều cơ bản nhất ngay từ lần cài đặt đầu tiên nhưng vẫn là trên nền tảng Arch Linux.

Đám đông bảo thủ có thể sẽ không tin vào những phiên bản Như Antergos nhưng nó thực sự tiết kiệm được cả đống thời gian bực bội bội chán nản cho người mới làm quen.

Trình cài đặt đồ họa của Antergos sẽ hướng dẫn bạn quá trình cài đặt và khởi động môi trường desktop Gnome 3. Cũng có thể sử dụng các môi trường Cinamon, MATE, KDE và Xfce tùy ý bạn. Antergos không cung cấp bộ phần mềm văn phòng nhưng bạn có thể cài đặt chúng và các chương trình khác thông qua trình quản lý có cái tên khá thú vị của Arch là “pacman”.

  1. Ubuntu – câu trả lời cho hệ điều hành linux nào tốt nhất cho người mới bắt đầu

Một trong những phiên bản phổ biến nhất với nhiều ưu điểm:

Rất dễ tiếp cận cho người mới

Phiên bản LTS rất bảo mật và ổn định

Lubuntu spin rất thích hợp cho các PC không đủ mạnh, có thể xem là bản linux nhẹ nhất cho máy cầu hình yếu

Ubuntu cùng với Mint là một trong những gói rất phổ biến của Linux và được khuyến khích sử dụng cho các Linux newbies, vì nó rất dễ truy cập.

Các phiên bản mới của Ubuntu dược ra mắt 6 tháng một lần. Phiên bản Ubuntu mới nhất hiện nay là 18.04. Mỗi năm nhà phát triển Canonical lại phát hành 1 phiên bản LTS (hỗ trợ dài hạn) của Ubuntu. Phiên bản này đưa ra cam kết bảo mật 5 năm và cập nhật các bảo trì thông thường để bạn có thể tiếp tục sử dụng máy tính mà không gặp bất cứ vấn đề gì khi chạy nâng cấp trọn gói sau mỗi vài tháng. Bản phát hành standard chỉ được hỗ trợ trong vòng 1 năm.

Phiên bản LTS 18.04 mới đây dùng môi trường desktop Gnome có thể không được quen thuộc lắm với người dùng Ưindow và macOS.

Các biến thể của Ubuntu sử dụng các môi trường khác nhau, chẳng hạn như Lubuntu sử dụng một môi trường desktop tối thiểu dựa trên LXDE và 1 tập hợp của các ứng dụng nhanh và nhẹ. Nhờ vậy mà tạo ít áp lực lên nguồn tài nguyên hơn là Unity chuyen sâu về đồ họa.

  1. Tail – Phiên bản dành cho những ai quan tâm đến riêng tư và bảo mật.  

Ưu điểm:

Chú trọng vào riêng tư và bảo mật

Vẫn duy trì được UI thân thiện với người dùng

Nhược điểm:

– Là một hệ điều hành ngách

Tail là một phiên bản Linux định hướng riêng tư với mục tiêu che chắn cho location và identity của bạn càng kín đáo càng tốt. (Ngay cả Edward Snowden cũng dùng phiên bản này đó nhé!)

Hệ điều hành định tuyến tất cả lưu lượng truy cập internet thông qua mạng ẩn danh Tor, là một mạng được thiết kế để ngăn chặn dữ liệu bị chặn và bị phân tích. Ẩn dưới tất cả các biện pháp bảo mật, Tail dựa trên Debian Linux và sử dụng Gnome desktop để phần giao diện vẫn rõ ràng và thân thiện.

Tail được xem là hệ điều hành mang đến sự yên tâm lớn nhất cho người sử dụng

Tail không dành cho số đông người dùng, nhưng hệ điều hành này mang lại cho bạn sự yên tâm nhất định trước việc các luật về riêng tư vẫn đang bị “lờ đi” những ngày này.

  1. Centos 7 – một nhánh thuộc phiên bản Enterprise của Red Hat Linux  

Ưu điểm:

Kết cấu ổn định

Lý tưởng sử dụng cho server

Nhược điểm:

– Không tối ưu cho việc sử dụng desktop hàng ngày

CentOS 7 là một phiên bản cộng đồng trong phiên bản Enterprise của Red Hat Linux và nó tập trung vào tính ổn định hơn là các cập nhật thường xuyên. Giống như Red Hat, các cập nhật bảo mật và bảo trì cho Centos được nâng lên tới 10 năm từ lần phát hành đầu tiên của mỗi phiên bản.

Centos được thiết kế với độ tin cậy siêu việt, đó là lý do vì sao đây là lựa chọn tuyệt vời cho 1 server. Tuy nhiên thì phiên bản này sẽ không phải là một lựa chọn thực sự tốt cho những ai tìm kiếm một hệ điều hành để sử dụng hàng ngày trên desktop hoặc laptop.

  1. Ubuntu studio – Spin trên Ubuntu hướng tới audio và video production  

Ưu điểm:

Là sự thay thế tuyệt vời cho những phần mềm production đắt đỏ

Hỗ trợ các audio plug-in và hơn thế nữa

Vẫn cho phép các truy cập tới các package trong hê điều hành Ubuntu chính

Nếu bạn muốn có studio ghi âm tại nhà hoặc một xưởng sản xuất video mà không muốn phải bỏ ra cả vài chục triệu đồng cho các phần mềm tiêu chuẩn thì nên cân nhắc việc cài đặt phiên bản Ubuntu Studio.

Phiên bản này của Ubuntu Linux rõ ràng là được thiết kế dành riêng cho audio và video production khi thay thế được cho phần mềm trả tiền như Pro Tools. Hỗ trợ các audio plug-in, tích hợp MIDI input và cài đặt sẵn 1 bản vá lỗi ảo.

Các kho lưu trữ của Ubuntu Studio truy cập được vào các package trong hệ điều hành Ubuntu chính cũng như một vài bộ giải mã âm thanh kỹ thuật số. thế mạnh sở trường của phiên bản này là các bản thu audio thông qua các tool chư JACK Audio Connection Kit.

  1. Open SUSE – đối tượng chủ yếu là devs và các sysadmin

Ưu điểm:

Một phiên bản rất bóng bẩy

Bảo mật tốt

Có thể tạo ra phiên bản hệ điều hành riêng

Phiên bản này trước kia được biết đến là SUSE Linux và sau đó là SuSE Linux Professional, openSUSE hướng đến các nhà phát triển và quản trị hệ thống. Vì lý do đó, mà các giao thức bảo mật của phiên bản này rất nghiêm ngặt.

Hệ điều hành được chia thành 2 distribution (phiên bản) chính: openSUSE Leap và openSUSE Tumbleweed. Leap sử dụng mã nguồn code từ SUSE Linux Enterprise, nhờ vậy mà có tính ổn định cao hơn. Các phiên bản mới được phát hành khoảng một năm một lần và được hỗ trợ trong ba năm khiến cho Leap rất thích hợp với các ứng dụng doanh nghiệp.

Tumbleweed (hình trên) dựa trên Factory, hệ phát triển codebase chính của openSUSE. Phiên bản này đi theo mô hình cuốn chiếu – nói cách khác, các package sẽ sẵn sàng để tải ngay khi chúng được thử nghiệm trên Factory. Điều này đồng nghĩa với việc Tumbleweed có bao gồm các ứng dụng ổn định mới nhất và thích hợp cho day-to-day use (sử dụng hàng ngày).

Hệ điều hành này sử dụng màn hình Plasma KDE cung cấp độ sáng, vì vậy hỗ trợ cực tốt trong xử lý các tính năng đồ họa tiên tiến mới.

Là một phiên bản Linux bóng bẩy hơn hẳn, openSUSE liên tiếp nằm trong top 5 trên DistroWatch.com. hơn thế nữa, website SUSE Studio Express cho phép bạn tự tạo phien bản openSUSE, hoàn chỉnh với các package phần mềm được cài đặt sẵn, desktop và cài đặt hệ thống dành riêng.

Trên đây là 8 phiên bản Linux tốt nhất, đẹp nhất và nhẹ nhất được tổng hợp cho năm. Dựa vào đặc thù của từng phiên bản, chắc chắn bạn sẽ chọn được cho mình một bản linux phù hợp với nhu cầu riêng của bản thân!

0 Phản hồi

Để lại bình luận của bạn

Hãy để lại bình luận của bạn để cùng trao đổi với chúng tôi !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.